Một ưu điểm nổi bật của sàn gỗ công nghiệp là thi công dễ dàng hơn so với sàn gạch nhờ có hệ thống hèm khóa. Việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp có thể cần đến thợ ngoài, nhưng nếu chủ nhà khéo tay cũng có thể tự làm được, chỉ cần nắm rõ kỹ thuật và các bước thi công dưới đây.
1. Cần chuẩn bị gì trước khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
1.1 Chuẩn bị vật tư và phụ liệu
Sàn gỗ công nghiệp có thành phần chính là bột gỗ nên sẽ gặp tình trạng co ngót hay giãn nở khi nhiệt độ thay đổi. Tốt nhất nên vận chuyển sàn đến nơi cần thi công trước khoảng 24 giờ để sàn có đủ thời gian thích nghi môi trường mới.
Trong quá trình thi công thường xảy ra hao hụt nên cần mua dư khoảng 10% vật tư dự phòng. Nhà cung cấp sẽ tính toán chi tiết lượng sàn vật tư cần mua dựa trên diện tích thi công. Mặt sàn càng phức tạp, thi công càng khó và tốn vật tư hơn.
Cần chuẩn bị thêm các loại phụ liệu để hoàn thiện việc thi công, bao gồm:
– Xốp lót nilon, xốp tráng bạc hoặc cao su non.
– Các loại nẹp kết thúc, nẹp cầu thang, phào (len) chân tường.
– Các loại dụng cụ thao tác như thước, búa cao su, dao, cưa…
1.2 Dọn sạch mặt nền
Nếu lắp đặt sàn gỗ công nghiệp để cải tạo mặt nền cũ, chủ nhà cần phải bóc lớp sàn gỗ hay thảm cũ lên. Việc này có thể nhờ đến đội thi công và tính chi phí phát sinh.
Mặt nền lót sàn phải đảm bảo thật phẳng, những chỗ sàn bị lõm xuống, mấp mô, gồ ghề cần được san phẳng hoặc lấp phẳng. Lắp sàn gỗ trên mặt nền lồi lõm sẽ không thực hiện được, hoặc nếu được thì cũng khiến sàn dễ nứt gãy sau này.
Cuối cùng là phải dọn dẹp sạch sẽ mặt nền, hút bụi, đảm bảo nền khô ráo không bị thấm nước trước khi thi công.
2. Quy trình lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
Việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp cần trải qua 3 công đoạn sau:
2.1 Trải lớp lót sàn
Lớp lót nhựa dày khoảng 2 – 3mm này có nhiệm vụ ngăn cách sàn gỗ với nền nhà, ngăn hơi ẩm từ lòng đất tỏa lên có thể gây hư hại sàn gỗ, đồng thời giúp hạn chế tiếng ồn khi có bước chân trên mặt sàn.
Chỉ cần trải lớp xốp lên mặt nền, cách chân tường khoảng 40mm, kéo phẳng. Dùng băng keo dính nối 2 lớp lót với nhau.
2.2 Tiến hành lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
Bắt đầu lắp các tấm ván sàn từ góc phòng lắp ra ngoài. Chú ý lắp sàn theo chiều ánh sáng để làm nổi vân gỗ. Giữ mép sàn gỗ cách chân tường khoảng 10mm để sàn gỗ có không gian giãn nở.
Phía dưới các cạnh của thanh sàn là phần hèm khóa. Nghiêng thanh ván khoảng 45 độ, khớp phần lõm của tấm này vào phần lồi của tấm kia là có thể lắp ghép chặt chẽ, không cần dùng đến keo dán hay xi măng. Ghép xong một thanh sàn có thể dùng búa cao su gõ nhẹ để mối ghép khít hơn.
Các mép nối đầu của hai thanh gỗ được ghép với nhau theo kiểu so le hoặc xương cá. Kiểu ghép xương cá khá phức tạp và mất thời gian, cần thợ lành nghề thi công.
2.3 Kết thúc sàn, lắp phào (len) chân tường
Bước cuối cùng trong quy trình lắp đặt sàn gỗ công nghiệp là lắp nẹp để kết thúc sàn, giúp che giấu khe hở và cố định mép sàn. Có các loại nẹp:
– Nẹp chữ F kết thúc sàn: giấu khoảng hở giữa thanh ván cuối cùng và chân tường.
– Nẹp chữ T: che khoảng nối giữa 2 phần sàn khác nhau.
– Nẹp cầu thang: che khoảng hở giữa sàn với mép cầu thang.
– Phào (len) chân tường để che khoảng hở 10cm giữa phần sàn và chân tường nếu không dùng nẹp kết thúc. Phào cũng dùng trang trí chân tường.
Việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp khá đơn giản và không phải tốn nhiều công đoạn như tráng xi măng hoặc quét keo, chờ xi măng hoặc keo khô… Phần hèm khóa của sàn gỗ công nghiệp cũng giúp sàn dễ tháo dỡ trong trường hợp muốn thay sàn hoặc di dời sàn qua không gian khác.
INOVAR FLOOR là đơn vị phân phối các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp từ Malaysia. Để mua vật tư và tiến hành lắp đặt sàn gỗ công nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết.
Liên hệ: 024 3564 2006 – 098 434 6425
098 3355 145 (Khu vực Đà Nẵng)
091 8834 531 (Khu vực Hồ Chí Minh)
1800 6121 (Kho Sàn Gỗ)
Email: sales.hn@inovarfloor.vn
XEM THÊM >>> Giá sàn gỗ inovar malaysia 2022
XEM THÊM >>> Địa chỉ cung cấp sàn nhựa giả gỗ inovar
XEM THÊM >>> Giá ván lót sàn mới nhất hiện nay