Sàn gỗ – Những thông tin về sàn gỗ bạn cần biết

Định nghĩa sàn gỗ

Gỗ từ lâu đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng thân thuộc trong đời sống của con người, một trong số đó là vật liệu lát sàn. Đặc tính của gỗ làm cho nó khác biệt với các vật liệu lát sàn khác như thảm, gạch, đá,…

 

Sàn gỗ chất lượng có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài các hoa văn và màu sắc độc đáo, gỗ còn có những ưu điểm khác để làm vật liệu lát sàn. Đầu tiên là thiết kế linh hoạt của nó, sàn gỗ có thể mang lại phong cách sang trọng, truyền thống, đương đại hay thậm chí là mộc mạc, giản đơn.

Những ưu điểm khác có thể kể đến là độ bền, vấn đề bảo trì sàn gỗ và tính hợp thời. Sàn gỗ tự nhiên có thể tồn tại nhiều thập kỷ mà không bị lỗi mốt.

Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, chi phí của sàn gỗ có thể được xem là khá hợp lý. Vẻ đẹp của sàn gỗ tồn tại trong nhiều thập kỷ, trong số tháng 4 năm 2007 của Tạp chí Floor Focus, 90% các nhà môi giới bất động sản cho rằng những ngôi nhà có sàn gỗ bán nhanh hơn và với giá cao hơn hẳn những ngôi nhà không có.

Nguồn gốc xuất xứ

Sàn gỗ có thể chia làm nhiều loại dựa theo cấu tạo, nhưng có 2 loại phổ biến có thể kể đến đó là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ tự nhiên xuất hiện lần đầu tiên khi được sử dụng làm một item trong thiết kế/ trang trí vào năm 1683, trong kiến trúc Cung điện Versailles (Pháp). Thời điểm này, chỉ những người giàu có nhất mới có thể mua sàn gỗ tự nhiên vì chúng được làm thủ công hoàn toàn và rất đắt tiền. Trải qua lịch sử phát triển, người ta dần dần nhận ra sàn gỗ tự nhiên mang lại khá nhiều khuyết điểm đủ để che lấp ưu điểm lớn nhất là tính thẩm mỹ mà nó mang lại.

Cung điện Versailles (Pháp)

 

Ngoài độ bền thì giá thành cũng là một vấn đề đáng quan tâm; sàn gỗ tự nhiên có giá khá cao, không phù hợp để sử dụng phổ biến và các vấn đề về môi trường cũng khiến việc sử dụng gỗ tự nhiên để lát sàn trở thành một vấn đề gây nên nhiều tranh cãi. Để cải thiện các khuyết điểm này, người ta đã nghiên cứu và phát triển nên một loại vật liệu lát sàn tương tự, có nguồn gốc từ gỗ nhưng cải tiến được những đặc điểm mà người anh em của nó không làm được, đó chính là sàn gỗ công nghiệp.

Sàn gỗ công nghiệp xuất hiện lần đầu ở đâu và từ bao giờ? Theo Wikipedia, sàn gỗ công nghiệp laminate được phát minh vào năm 1977, bởi một công ty của Thụy Điển tên là Perstorp. Họ đã làm phần bề mặt sàn từ năm 1923, công ty này lần đầu tiên đưa sản phẩm của mình sang châu Âu vào năm 1984, và sau đó đến Hoa Kỳ vào năm 1994.

Thế hệ sàn gỗ công nghiệp không dùng keo được phát minh vào năm 1996 bởi công ty Välinge Aluminium (nay là Välinge Innovation) và được bán ra thị trường dưới tên gọi Alloc và Fiboloc. Song song với đó, một hệ thống để giữ các tấm sàn với nhau (hèm khóa) cũng được một công ty tên là Unilin của Bỉ phát triển và phát hành năm 1997.

Hiện nay, hầu hết tất cả các loại sàn gỗ công nghiệp hèm khóa không dùng keo được sản xuất đều được chứng nhận bảo hộ về hèm khóa.

Thành phần cấu tạo của sàn gỗ

Sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên là loại sàn gỗ mà các tấm vấn được làm từ gỗ tự nhiên 100%, từ các loại gỗ quý tự nhiên như sồi, óc chó, teak… và được phủ một lớp sơn UV hoặc PU để tăng độ bền cho tấm ván trong quá trình sử dụng.

Sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp (Laminate Flooring) là một loại vật liệu xây dựng hiện đại, nguyên liệu chủ yếu là sợi gỗ và keo chống nước MUF (melamine urea formaldehyde) được ép ở nhiệt độ và áp suất nhất định tạo thành tấm ván HDF (High Density Fiberboard).

Hầu hết sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 4 lớp (tùy theo nhà sản xuất thì cấu trúc này có thể thay đổi) là: lớp đế, lớp cốt HDF, lớp giấy trang trí, lớp bề mặt Oxit nhôm.

Cấu tạo các lớp sàn gỗ công nghiệp
  • Lớp đế (Backer): lớp này được làm từ vật liệu polyme tổng hợp, mỏng và có tác dụng chống ẩm từ dưới, tạo kết cấu ổn định cho sàn gỗ.
  • Lớp cốt HDF (ván sợi ép bằng gỗ cứng mật độ cao) (Core Board) có tính năng chống thấm, chịu lực va đập và độ bền cao tạo nên phần cốt bền vững cho kết cấu tấm ván.
  • Lớp giấy trang trí nhúng keo melamine (Decorative Paper): được sản xuất theo quy trình và công nghệ tinh xảo hiện đại, lớp này quyết định vân trang trí của tấm ván có thể là vân gỗ óc chó, hay teak, vân đá,….
  • Lớp bảo vệ Oxit nhôm (Overlay): lớp này là bột nhôm oxit phủ lên lớp giấy trang trí nhúng keo melamine, giúp tăng khả năng chống mài mòn và bảo vệ bề mặt tấm ván khỏi các tác động bên ngoài cho tấm ván.
  • Ngoài ra ván sàn gỗ của INOVAR còn có thêm một lớp nữa là lớp màng cân bằng (nằm giữa lớp đế và lớp HDF), lớp này có tác dụng như một màng ngăn ẩm giúp cân bằng và mang lại tính ổn định cho tấm ván.

Sàn gỗ Engineer

Sàn gỗ Engineer hay còn gọi là sàn gỗ kỹ thuật là một loại sàn gỗ được làm từ các lớp gỗ tự nhiên ghép lại với nhau (ván plywood – ván dán). Xét về cấu tạo thì có thể nói loại sàn này có 2 lớp chính là lớp bề mặt và lớp đáy

Sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ engineered.
  • Lớp bề mặt: là một lớp veneer gỗ tự nhiên bề mặt, có phủ thêm 1 lớp sơn UV hoặc PU để gia tăng độ bền, chống nước. Gần đây có một số loại sàn gỗ kỹ thuật sử dụng lớp bề mặt là HDF phủ melamine để gia tăng độ chịu lực và chống mài mòn cho bề mặt ván sàn và tiết kiệm chi phí cho người dùng.
  • Lớp đáy: lớp này có thể làm từ ván plywood (ván dán) gồm các lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng, liên kết với nhau bởi keo dán.

Giá sàn gỗ hiện nay

Hầu hết các khách hàng đều quan tâm đến giá cả khi đi tìm loại sàn gỗ phù hợp với căn nhà của mình.

Sàn gỗ giá rẻ

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hơn 100 nhãn hiệu lớn nhỏ cung cấp ván sàn gỗ , 60% số đó đến từ Trung Quốc hoặc Việt Nam, 15% đến từ các nước Châu Âu như Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Thụy Điển và 25% các nước Châu Á khác như Malaysia, Thái Lan,…

Sàn gỗ giá rẻ bị phồng rộp sau một thời gian sử dụng.

Nhìn chung về phân khúc giá rẻ thì chắc chắn phải kể đến sàn gỗ laminate của Việt Nam và Trung Quốc. Chỉ với mức giá dưới 200 ngàn đồng/ m2, bạn đã có thể lựa chọn được khá nhiều nhãn hiệu cung cấp sàn gỗ giá rẻ. Theo lời khuyên của chuyên gia thì bạn chỉ nên lựa chọn sàn gỗ giá rẻ trong trường hợp bất đắc dĩ (liên quan đến vấn đề chi phí hạn hẹp), bởi đã có câu “giá tiền đi liền chất lượng”, sàn gỗ giá rẻ cũng vậy, chất lượng sẽ đi kèm với giá tiền. Loại sàn này không được đảm bảo về độ bền lâu dài, độ an toàn cho sức khỏe, không chịu được nước. Sàn gỗ giá rẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng sẽ tốn kém về sau khi bạn bắt buộc phải thay mới chúng.

Sàn gỗ cao cấp

Trong phân khúc cao cấp thì có thể kể đến các nhãn hiệu nhập khẩu từ Châu Âu như Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Thụy Điển hay thậm chí là Malaysia.
Một số nhãn hiệu của Châu Âu như Kronoswiss, Kronotex, Sensa,… đều có mức giá cao nhất trên thị trường. Ưu điểm nổi bật của dòng sàn châu Âu là về thiết kế, vân gỗ của sàn gỗ Châu Âu rất đẹp và chân thực, phù hợp với các kiến trúc hiện đại, sang trọng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.

Cùng ở phân khúc cao cấp nhưng sàn của Malaysia có mức giá hợp lý hơn sàn Châu Âu. Một số nhãn hiệu phổ biến và được ưa chuộng là Inovar, Janmi, Robina,….Ưu điểm nổi trội mà dòng sàn này mang lại là khả năng chịu nước vượt trội. Độ nở và rộp của ván sàn Malaysia khi gặp nước là rất thấp. Đặc biệt là sàn gỗ Inovar, với công nghệ sản xuất hiện đại, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam, có khả năng chịu nước rất cao.

Các loại sàn gỗ

Sàn gỗ công nghiệp

Từ khi xuất hiện đến nay, sàn gỗ công nghiệp (hay còn gọi là sàn gỗ laminate) trở thành một lựa chọn phổ biến với người tiêu dùng bởi tính năng nó mang lại đi kèm với nhiều sự lựa chọn về mức giá. Sàn gỗ công nghiệp mang đến một lựa chọn thay thế rẻ hơn nhiều lần so với sàn gỗ tự nhiên và mang lại nhiều ưu thế vượt trội. Ngoài ra chỉ cần một chút nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt sàn gỗ công nghiệp mà không cần thợ thi công chuyên nghiệp.

Sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên với vân gỗ độc đáo lát xương cá.

Sàn gỗ tự nhiên là loại sàn được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên nguyên khối và chỉ dùng thêm sơn UV hay PU để gia tăng thêm độ bền. Ưu điểm của loại sàn này là tính độc đáo của vân gỗ, thể hiện được sự sang trọng và hiện đại của tổng thể kiến trúc căn nhà. Tuy nhiên với giá thành cao và điều kiện bảo quản/bảo trì khắt khe thì sàn gỗ tự nhiên dần bị “thất sủng” trên thị trường vật liệu lát sàn nói chung.

Sàn Engineer – Sàn gỗ kỹ thuật

Cấu tạo nhiều lớp gỗ ép của sàn gỗ kĩ thuật – sàn gỗ engineered

Sàn gỗ Engineer hay còn gọi là sàn gỗ kỹ thuật là một loại sàn gỗ được làm từ các lớp gỗ tự nhiên ghép lại với nhau phủ lớp bề mặt veneer gỗ tự nhiên hoặc có thể là 1 lớp là HDF phủ melamine. Ưu điểm của loại sàn này là có bề mặt là gỗ tự nhiên mà độ bền lại vượt trội hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Giá của sàn Engineer nằm ở khoảng giữa của 2 loại sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp.

Sàn bamboo – Sàn tre

Sàn tre là loại sàn có nguyên liệu chính là cây tre Moso. Phần lớn các nhãn hiệu cung cấp sàn tre có nguồn gốc là Trung Quốc. Sàn tre được làm bằng cách chẻ mỏng cây tre thành sợi, sau đó qua một số xử lý và ép với keo dưới áp lực cao tạo thành các tấm ván nguyên khối. Nhìn chung sàn tre cũng có khả năng chịu ẩm khá ổn, chịu được lực và có độ bền nhất định.

Sử dụng vào bảo quản sàn gỗ

Cách lắp đặt sàn gỗ

Sàn gỗ công nghiệp của Inovar sử dụng công nghệ hèm khóa Novaloc hiện đại rất dễ dàng để thi công lắp đặt. Để lắp đặt sàn gỗ công nghiệp bạn cần lưu ý một vài điều sau:

Bề mặt thi công phải phẳng, sạch, sàn gỗ công nghiệp có thể lắp đặt trên nền xi măng, nền gạch, nền đá, ván ép.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: dao cắt chuyên dụng, búa cao su, kéo, thước đo, phào, xốp lót, nẹp, đinh, cưa, đinh vít, keo.

Xem thêm tại Chi tiết hướng dẫn lắp đặt

Bảo quản sàn gỗ

Ván sàn INOVAR được sản xuất với tiêu chuẩn đảm bảo từ nhà máy tại Malaysia nên có đặc điểm rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam, sàn có độ bền rất cao và hầu như không cần phải bảo trì nhiều trong quá trình sử dụng.

Các dụng cụ dùng để lau dọn sàn nhà.

Tuy nhiên, để sàn luôn được bóng đẹp và phục vụ hết công năng trong suốt thời gian sử dụng, INOVAR sẽ lưu ý một số phương pháp làm sạch và bảo quản được khuyên dùng cho bạn:

  • Luôn sử dụng thảm chùi chân loại bỏ đất hoặc chất bẩn từ giày trước khi vào phòng.
  • Sử dụng chổi và cây lau nhà thông thường để lau chùi, quét qua sàn với chổi khô và lau lại bằng cây lau sàn ẩm.
  • Không được sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, có chứa dầu hoặc sáp.
  • Tránh đặt vật nặng với phần chân nhỏ và sắc nhọn lên sàn.
  • Khi vận chuyển đồ đạc, tránh kéo lê mà nhấc lên để di chuyển.
  • Dù sàn có khả năng chịu nhiệt nhưng chúng tôi khuyên bạn tránh các nguồn nhiệt cao tiếp xúc trực tiếp với sàn.
  • Tránh để sản phẩm tiếp xúc với các vật dụng bằng cao su quá lâu có thể gây tổn hại cho bề mặt sàn gỗ.
  • Sử dụng rèm nhằm tránh việc sàn tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong thời gian dài. Vết bẩn tạo ra từ các đồ dùng cũng gây phai màu sàn ở mức độ nhất định. Ngoài ra, tránh cho sàn tiếp xúc với sơn dầu hay nhựa đường.
  • Một số mẹo lau chùi với những vết bẩn khó xử lý:
  • Đồ ăn, đồ uống: Nếu vết bẩn là chất dẻo, hãy cạy bằng dao cùn. Sau đó sử dụng nước lau sàn, bàn chải và giẻ lau chùi đi.
  • Các chất có dầu: loại bỏ bằng dao cùn, sau đó sử dụng nước lau sàn, bàn chải và giẻ lau tẩm isopropyl alcohol chùi đi.
  • Vết son, sơn móng tay, móng chân: Cạy dư chất bằng dao cùn, sau đó sử dụng nước lau sàn, bàn chải và giẻ lau tẩm isopropyl alcohol chùi đi.
  • Vết rỉ sét: Sử dụng nước lau sàn, bàn chải và giẻ lau chùi đi.
  • Sáp màu, mực, thuốc nhuộm tóc: Sử dụng nước lau sàn, bàn chải và giẻ lau tẩm isopropyl alcohol chùi đi.

Mua sàn gỗ ở đâu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty, đại lý bán ván sàn bao gồm cả sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ kỹ thuật và sàn gỗ nhựa ngoài trời. Trong đó có INOVAR, là một thương hiệu ván sàn cao cấp đến từ Malaysia, sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với các tính năng sản phẩm phù hợp với môi trường nhiệt đới ẩm tại Việt Nam.

Với slogan “Chất bền lâu – Đẹp ấn tượng”, INOVAR hoạt động với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩm sàn gỗ có chất lượng vượt trội, khiến cho khách hàng luôn an tâm và hài lòng trong việc lựa chọn sử dụng.

Bài viết liên quan